Jump to content

Tăng trưởng/Cộng đồng/Cách tương tác với người mới

From mediawiki.org
This page is a translated version of the page Growth/Communities/How to interact with newcomers and the translation is 94% complete.
Outdated translations are marked like this.

Hướng dẫn sau đây đã được tạo để giúp người dùng có kinh nghiệm trên wiki wiki về cách tương tác với người dùng mới, đặc biệt là trên bàn trợ giúp hoặc trên các trang Câu hỏi và Trả lời (Hỏi & Đáp). Cũng có thể áp dụng cho các tương tác giữa người dùng và người dùng, như là trong một cuộc hướng dẫn.

Tài liệu này tập hợp các thực tiễn tốt nhất từ các trang web khác nhau (wiki wiki, các trang web Hỏi & Đáp khác ...) và suy nghĩ từ những người dùng có kinh nghiệm của Wikimedia, những người tương tác với người mới. Bạn có thể tìm hiểu thêm về những phát hiện đó trên Phabricator.

Hướng dẫn

Làm thế nào để có tương tác thành công

  • Luôn thân thiện, lịch sự và kiên nhẫn ngay cả khi người mới quên về điều đó.
  • Bắt đầu trả lời của bạn bằng cách nói "xin chào và chào mừng!"
  • Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu câu hỏi được hỏi. Đừng cố đoán xem vấn đề là gì. Yêu cầu làm rõ câu hỏi; họ có thể giúp bạn cung cấp một câu trả lời chính xác hơn. "Bạn đang muốn làm gì?" là một câu chắc chắn nên hỏi nếu như bạn không hiểu một câu hỏi.
  • Kiểm tra trình soạn thảo nào mà người mới sử dụng (2010 wikitext, visual, mobile, 2017 wikitext...) và cung cấp câu trả lời cho trình soạn thảo đó. Yêu cầu người dùng sử dụng trình chỉnh sửa mà họ không biết sẽ là gánh nặng cho họ.
  • Biết giới hạn của bạn: đôi khi bạn sẽ không biết cách trả lời, đặc biệt là trong các lĩnh vực kỹ thuật hoặc ngoài các chủ đề yêu thích của bạn. Vui lòng yêu cầu trợ giúp từ những người dùng khác có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực nhất định. Nếu như thông điệp được đăng trên trang thảo luận của bạn và bạn cần thời gian để viết câu trả lời, hãy thêm một thông điệp ngắn để người đó biết là bạn sẽ trả lời sau.
  • Hãy trung thực: nếu yêu cầu không thực tế hoặc không thể thực hiện được trên wiki của bạn, hoặc nói chung là ngoài chủ đề, hãy nói như vậy và giải thích lý do tại sao. Ví dụ, có thể sẽ không hiệu quả khi người mới làm việc trên những nội dung mà có thể bị xóa chỉ trong vài ngày. Tuy vậy, việc giải thích tại sao nội dung có thể bị xóa có thể giúp người mới tránh các vấn đề trong tương lai. Mời người mới đến làm việc khác.
  • Người mới đến có thể tức giận hoặc thất vọng tại wiki của bạn vì nhiều lý do. Khiếu nại của họ rất có thể không chống lại bạn. Giữ bình tĩnh và cố gắng để hiểu tình hình của họ.
  • Nếu rõ ràng rằng cuộc thảo luận sẽ không đi đến đâu, hãy đóng nó lại một cách lịch sự.
  • Chúc vui vẻ! Đừng tiếp cận giúp đỡ người mới như một gánh nặng. Nếu bạn không có thời gian để thực hiện theo yêu cầu hoặc không có tâm trạng, thì hãy để người trợ giúp khác xử lý yêu cầu. You can pause mentorship anytime.
  • Hãy xem trang thảo luận của các cố vấn khác. Hãy thông báo cho các cố vấn khác nếu bạn có ý định offline để họ có thể chăm sóc trang của bạn khi bạn không truy cập wiki.

Cách xây dựng câu trả lời tốt

Giải thích
  • Đừng chỉ vào tài liệu trước, thay vào đó hãy giải thích quy trình. Một câu trả lời thì tốt hơn là liên kết đến câu trả lời, dù cho nó có thể chỉ là một câu sau đó là một liên kết. Trích dẫn thông tin quan trọng từ các trang khác mà bạn liên kết. Điều đó tránh buộc mọi người phải đọc nhiều trang dài.
Ví dụ: "Để thêm hình ảnh, bạn sẽ cần tải nó lên một trang web khác tên là Wikimedia Commons. Sau đó bạn có thể thêm nó vào bài viết của bạn. Nó sẽ khá là rắc rối, nên hãy đọc liên kết này một cách cẩn thận."
Đưa ra các bước tiếp theo
Để lại câu trả lời cho người đó biết phải làm gì tiếp theo. Đừng chỉ trả lời mỗi câu hỏi.
Cá nhân hóa
Đừng trả lời bằng những cụm từ chung chung, hãy hỏi những câu hỏi chi tiết. Mỗi người dùng có thể có vấn đề riêng của họ, vấn đề này khác với những người dùng khác. Cho ví dụ
Giữ mọi thứ đơn giản
Tránh sử dụng biệt ngữ và từ viết tắt. Bạn có thể giới thiệu chúng dần dần bằng cách liên kết chúng. Tránh làm người mới quá tải với thông tin không liên quan đến câu hỏi của họ.
Hãy là một người hướng dẫn
Chẳng hạn, nếu ai đó hỏi cách thêm hình ảnh vào bài viết mới, nhưng hành động mà người đó nên thực hiện trước tiên là thêm nguồn, bảo họ thêm nguồn trước (và cả cách làm). Đồng thời hãy hứa rằng bạn sẽ giải thích cách thêm hình ảnh sau.
Tạo một cuộc hội thoại
Hỏi người mới một câu hỏi để cố dẫn họ vào một cuộc trò chuyện.
Ví dụ, nếu họ hỏi, "Có cách nào để tôi viết một bài mới trên Wikipedia không?", bạn có thể nói, "Có, bạn có thể làm vậy, nhưng đó là kiểu sửa đổi khó nhất trên Wikipedia. Bạn muốn viết về đề tài gì? Có lẽ sẽ có những nhiệm vụ dễ hơn bạn có thể thử mà vẫn liên quan đến sở thích của bạn, và rồi sau đó bạn có thể học được các kĩ năng bạn cần để viết bài."

Ping
Hãy chắc chắn rằng người mới biết về câu trả lời, bằng bất kỳ phương pháp nào. Ví dụ, trên các trang thảo luận wikitext, hãy đề cập đến người dùng khi bạn trả lời.
At the moment, due to the technical implementation of talk pages, newcomers do not see when somebody answered their question. You also can switch on failed and successful mention notifications to check if you mention has been correctly sent.
Giải thích các để phản hồi
Nhiều người mới không hiểu cách sử dụng trang thảo luận, vậy nên bạn có thể thêm vào một câu kiểu như là, 'Để trả lời tin nhắn của tôi, hãy nhấp vào "sửa mã nguồn", sau đó viết tin nhắn của bạn bên dưới tin nhắn của tôi. Sau đó xuất bản trang. ' Họ không cần phải biết về lùi dòng hay chữ kí vội. Bạn có thể hướng dẫn cái đó ở câu trả lời tiếp theo, hoặc có thể bằng cách sử dụng một bản mẫu.
Theo dõi sau đó
Nếu có thể, hãy theo dõi yêu cầu bằng cách kiểm tra lại sau đó: người mới có thể hỏi về điều gì khác, hoặc cần làm rõ thêm. Người mới có thể trả lời theo cách không mong muốn: họ có thể không hiểu cách trả lời, cách thêm chữ ký của họ hoặc cách ping người dùng.
Khi bạn giải thích điều gì đó, hãy hỏi người mới nếu câu trả lời của bạn đã giúp họ. Người mới sẽ cảm thấy được chào đón nhiều hơn và bạn sẽ nhận được một số thông tin để cải thiện trải nghiệm của bạn. Nếu cuộc trò chuyện kết thúc, hãy nhắc nhở người mới rằng bạn vẫn có mặt nếu cần.
Viết câu trả lời của bạn
Nói lời xin chào!
Nếu có thể, hãy trả lời trong một thời gian hợp lý. Những người mới đến có thể không đăng nhập thường xuyên hoặc không bật thông báo email. Họ có thể không quen với một cộng đồng như Wikimedia, nơi các cuộc thảo luận đôi khi có thể liên quan đến người dùng từ nhiều múi giờ. Thỉnh thoảng kiểm tra lại trong diễn đàn cho bất kỳ câu hỏi nào chưa được trả lời trong 24 giờ.
Hãy chú ý đến cách bạn trả lời; kiểm tra chính tả của bạn

Giải thích, hoặc tự làm lấy thay đổi?

Một trong những mục tiêu là giúp đỡ những người mới gặp khó khăn với giao diện hoặc cách viết bài. Đôi khi có thể dễ dàng thực hiện các chỉnh sửa rất phức tạp thay vì giải thích cách thực hiện. Đó là trường hợp cho các quy trình gồm nhiều bước và cú pháp wiki phức tạp. Hãy trung thực và nói với người mới rằng đó là một chỉnh sửa phức tạp "ngay cả đối với người dùng có kinh nghiệm". Nhưng hãy giải thích các bước bạn đã trải qua để họ có thể tìm hiểu và tái tạo chúng sau đó.

Hãy lựa chọn dựa trên kinh nghiệm của chính bạn và các cuộc thảo luận của bạn với những người trợ giúp khác. Nhưng thường thì sẽ bổ ích hơn cho người mới biết phải làm gì và tự áp dụng nó, thay vì thực hiện nó cho họ. Dạy học kém hiệu quả trong ngắn hạn, nhưng làm tăng khả năng duy trì biên tập trong dài hạn.

Dựa vào các thành viên khác trong cộng đồng

Điều hành một diễn đàn trợ giúp chuyên dụng là một dự án tập thể. Nó phụ thuộc vào một loạt các người trợ giúp. Tất cả đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, cũng như một lượng thời gian và năng lượng hữu hạn.

Phối hợp với những người trợ giúp khác để chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt nhất của bạn. Hãy cởi mở với những lời khuyên từ những người trợ giúp khác khi họ giúp.

Hãy quan tâm đến những người khác trả lời bạn. Cảm ơn và hướng dẫn những người cố gắng giúp đỡ. Cảm ơn những người đã giúp đỡ rất nhiều.

Đừng quên để cộng đồng thông báo về những nỗ lực của bạn; nó sẽ giúp tuyển dụng người trợ giúp mới.

Ví dụ

Dưới đây là một số ví dụ giả thuyết dựa trên các câu trả lời phổ biến được tìm thấy trên một số Wikipedias.

Làm cách nào để thêm hình ảnh tôi có trên máy tính vào bài viết?

N Tránh
Kiểm tra trang trợ giúp nơi bạn sẽ được hướng dẫn.
Yes Nên
Xin chào! Bất cứ ai cũng có thể tái sử dụng Wikipedia. Chúng tôi tôn trọng luật bản quyền, vì vậy chúng tôi không thể chấp nhận mọi hình ảnh trên Wikipedia. Nó phụ thuộc vào chủ đề, và cũng phụ thuộc vào người đã tạo ra hình ảnh đó. Bài viết nào bạn muốn minh họa? Bạn có phải là tác giả của hình ảnh bạn muốn sử dụng? Nếu không, người khác có bản quyền cho hình ảnh đó không?

Bài viết của tôi đã bị xóa và đó là tai tiếng!

N Tránh
Đó là lỗi của bạn: bạn nên đọc các trang trợ giúp trước. Bây giờ bạn biết rằng bạn không thể làm mọi thứ bạn muốn trên Wikipedia, đặc biệt là cố gắng quảng bá chủ đề bạn đã chọn.
Yes Nên
Xin chào và xin lỗi vì những trải nghiệm tồi tệ mà bạn đã có. Dựa trên thông tin có sẵn, có vẻ như bài viết của bạn không bao gồm bất kỳ nguồn nào. Các bài viết trên Wikipedia dựa trên các nguồn được xuất bản, để người đọc có thể xác minh thông tin. Đó là vấn đề quan trọng nhất với bài viết của bạn. Tôi đã tìm kiếm các nguồn được xuất bản về chủ đề của bạn, nhưng tôi không tìm thấy bất kỳ. Bạn có nguồn chúng tôi có thể sử dụng? Nếu không có sẵn các nguồn như vậy, thì có lẽ quá sớm để Wikipedia có một bài viết về chủ đề này.